Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
270008

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ THỌ DÂN

Ngày 09/09/2019 00:00:00

Xã Thọ Thọ Dân là một vùng quê cả lịch sử sö phát triển lâu đời. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư nơi đây gắn liền với quá trình đấu tranh với thiên tai, địch họa, là quá trình lao động sáng tạo, cần cù và tån tiện và, đồng thời sáng phát triển,tạo ra những giá trị văn hóa quý giá. Đức tính chịu thương, chịu khó, “ thương người như thể thương thân” luôn là mạch nguồn xuyên suốt trong lối sống, đạo lý của người Thọ Dân

 Quá trình hình thành và phát triển của xã Thọ Dân

            Xã Thọ Thọ Dân  là một vùng quê cả lịch sử sö phát triển lâu đời. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư nơi đây gắn liền với quá trình đấu tranh với thiên tai, địch họa, là quá trình lao động sáng tạo, cần cù và tån tiện và, đồng thời sáng phát triển,tạo ra những giá trị văn hóa quý giá. Đức tính chịu thương, chịu khó, “ thương người như thể thương thân” luôn là mạch nguồn xuyên suốt trong lối sống, đạo lý của người Thọ Dân

            Trong các cuộc kháng chiến, với ý chí"thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân Thọ Dân vững vàng trên mọi mặt trận, vừa xây dựng quê hương, sẵn sàng chiến đấu; vừa cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào ngườiThọ Dân vẫn phát huy được truyền thống quý báu của quê hương, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của dân tộc. Để rồi khi non sông thu về một mối, Bắc - Nam ca khúc khải hoàn, c¸n bé, nhân dân xã Thọ Dân vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý với nhiều huân, huy chương các loại, cờ thi đua, danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.

            Từ một vùng quê với “chiêm khê, mùa úng”, vượt qua muôn vàn khó khăn, bằng sự lao động cần cù, sáng tạo của mình,Thọ Dân vượt lên giành nhiều thành tích trong sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu, xây dựng quª h­¬ng giµu ®Ñp, một lần nữaThọ Dân lại giành được những thành tích rất đáng tự hào. Từ những mái tranh lụp sụp xưa kia, nay đa số nhà dân được ngói hóa, kiên cố hóa, với nhiều tiện nghi hiện đại của thời kì đổi mới. Trường học, trạm xá được xây dựng khang trang, bề thế, đường giao thông được mở rộng qua phong trào “hiến đất”, đang được bê tông hóa, khiến quê hương đổi mới từng ngày. Các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa đang thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

            Trong thắng lợi chung đó, một nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trên địa bàn xã. Từ một tổ Đảng được thành lập năm 1947 có 4 đảng viên, năm 1954  thành lập Chi bộ, đến năm 1961 được công nhận là Đảng bộThọ Dân và đến nay là một Đảng bộ luôn đạt Trong sạch vững mạnh gồm 12 chi bộ, với 361 đảng viên là một quá trình chiến đấu, dựng xây, phát triển đầy hi sinh và gian khổ.

            Để góp phần lý giải, sức mạnh nào đã tạo nên sự thay đổi kỳ diệu ấy, đồng thời ghi lại chặng đường đầy gian khó nhưng cũng rất vinh quang của Đảng bộ; lưu danh đảng viên, quần chúng nhân dân đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, cùng những người đã đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của vì sự nghiệp cách mạng, thực hiện Chỉ thị số 15 - CT/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Chỉ thị 26 - CT/HU, ngày 21 tháng 10 năm 2013 về đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, chấp hành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thọ Dân (khóa XVII), ngày 10 tháng 8 năm 2008, Đảng ủy xã Thọ Dân xây dựng Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo sưu tầm, biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộThọ Dân giai đoạn 1954 – 2015. Sự ra đời của cuốn lịch sử Đảng bộ nhằm tổng kết khách quan lịch sử sự ra đời, xây dựng và lãnh đạo của Đảng bộ trong 60 năm qua, cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ đã phát huy truyền thống cách mạng yêu nước của dân ta, tạo ra giá trị tinh thần vật chất mới ngày càng tiến bộ, phát triển, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ Thọ Cường; làm cho các thế hệ đảng viên tự hào, trân trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ; làm tròn nghĩa vụ của người đảng viên trong các giai đoạn cách mạng mới; “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng nông thôn mới sớm trở thành hiện thực trên quê hương Thọ Cường.

            Cuốn sách “ Lịch sử Đảng bộvà phong trào cách mạng xã Thọ Dân 1930 - 2015” được suất bản là một công trình ý nghĩa ghi dấu mốc lịch sử 62 năm ngày thành lập xã (10/1953 - 10/1915) 61 năm thành lập chi bộ - Đảng bộ xã Thọ Dân (6/1954 - 6/2015) và chào mừng Đại hội Đảng bộ xã Thọ Dân khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020).

            Quá trình nghiên cứu, biên soạn đã được Ban Tuyên giáo Huyện ủy Triệu Sơn, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa giúp đỡ, được các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ, các bậc tiền bối cách mạng cùng các đồng chí có tuổi đời, tuổi Đảng cao đã góp ý xây dựng. Các đồng chí trong Ban sưu tầm biên soạn đã tận tâm, trách nhiệm hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong suốt 4 năm (2010 - 2014), trong đó trân trọng cảm ơn đồng chí Lê Xuân Quang  bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã cung cấp nhiều tư liệu quý. Song do thời gian dài, cấp ủy, cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể thay đổi nhiều, tư liệu sử không được ghi chép có hệ thống, do đó cuốn sách không sao tránh khỏi thiếu sót.

            Chúng tôi xin trân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến xây dựng của các đồng chí, và bạn đọc gần xa, đểlần tái bản và xuất bản giai đoạn tiếp theo đạt kết quả chất lượng tốt hơn.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI,

CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

i. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI.

1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.

Xã Thọ Dân nằm về phí tây nam huyện Triệu Sơn, cách thị trấn Giắt trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Triệu Sơn 7km, cách thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Tây. Thọ dân có vị trí địa lý phía Đông giáp với Thọ Thế; nam giáp với Hợp lý, xã thọ Tân, Phía tây giáp với Xuân Thọ, phía bác giáp với các xã Xuân tịnh và Thọ Ngọc.

Thọ Dân có diện tích tự nhiên là: 610,87 ha, đất nông nghiệp là: 431,06 ha; đất chuyên dùng là: 72,95 ha. Xã có 1923 hộ và 8265 khẩu.Vềđịa hình và thổ nhưỡng.

Nghiên cứu lịch sử kiến tạo địa chất đã khẳng định, cũng như nhiều xã trong khu vực,Thọ Dân có địa hình bán sơn địa, thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồi núi phía Tây và đồng bằng châu thổ Thanh Hoá, nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Thổ nhưỡng ở đây có nguồn gốc do quá trình phong hóa của các loại đá mẹ và quá trình tích tụ phù sa do các hệ thống sông mà thành. Trải qua hàng ngàn năm tích tụ, bồi đắp của thiên nhiên, cùng với sự cần cù, sáng tạo của con người, vùng đất ấy dần trở thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng. Ngoài nét chung ấy, địa hình củaThọ Dân không đồng nhất như các xã đồng bằng. Bên cạnh những cánh đồng có diện tích tương đối lớn còn có 47 ngọn đồi. Trong đó có ngọn đồi mà nhân dân vẫn gọi là núi Ngọc, có diện tích gần 9 ha, cao 15 mét, thuộc địa phận làng Quần Tín. Trong kháng chiến chống Pháp, núi Ngọc và các nhà dân làng Quần Tín từng là nơi đóng quân của các nhà văn nghệ sĩ, tại đây đã mở các lớp văn hóa văn nghệ kháng chiến, với nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ lớn từng học và giảng dạy. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là nơi đóng quân và luyện tập của Sư đoàn 304 và Sư đoàn 308. Hiện nay đã được công nhận là khu di tích lịch sử cấp tỉnh.

Với nguồn gốc hình thành vàđịa hình như vậy, nhìn chung chất đất ởThọ Dân tương đối phong phú. Bên cạnh đất phù sa cổ không được bồi đắp thường xuyên, còn có nhóm đất bạc màu, rửa trôi, chủ yếu trên các gò đồi mà thảm thực vật ở đây bị khai thác hết. Ngoài ra còn có nhóm đất lầy thụt, thường là phân bố ở các thung lũng chân đồi, đất có nguồn gốc hồ đầm được vật liệu từ trên các đồi núi, khu vực cao lấp dần, đây là đất bị ngập nước quanh năm có lượng mùn cao, đất chua, nghèo ka li, khi trồng lúa cần cải tạo độ chua.

Nhìn chung thổ nhưỡng Thọ Dân tương đối thuận tiện cho sản xuất, nhất là trồng lúa nước, ngoài ra còn có diện tích đất gò đồi, có đồng cỏ rộng, có thể phát triển chăn nuôi trâu bò, trồng cây lâm nhiệp và cây công nghiệp ngắn ngày. Từ xa xưa, nhân dânThọ Dân đã cần cù khai phá tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, xóm làng trù phú, phát triển một nền nông nghiệp ngày càng phong phú về sản vật, nuôi sống nhiều thế hệ người địa phương, góp phần đưa Triệu Sơn trở thành huyện trọng điểm lúa của Thanh Hoá.

Khí hậu và thời tiết.

Nằm ởvùng đồng bằng Thanh Hoá,Thọ Dân có chung kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng của kiểu khí hậu này là ngoài việc phân bố theo vĩ độ, còn chịu tác động sâu sắc của gió mùa. Khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng ẩm, trùng với gió mùa Đông Nam (còn gọi là gió nồm) từ biển thổi vào mang nhiều hơi nước nên thường gây mưa. Mùa này thường có bão với sức gió mạnh, mưa lớn thường gây nhiều thiệt hại về tài sản và hoa màu của nhân dân. Một kiểu thời tiết khác là gió phơn Tây Nam, còn gọi là gió Lào với tính chất khô nóng gây nên kiểu thời tiết rất khó chịu trong mùa hè. Khoảng tháng 8 (tháng 7 âm lịch) có dãi hội tụ nhiệt đới vắt qua gây nên cảnh khi tạnh, khi mưa, mà nhân dân ta đã thêu dệt nên mối tình dang dở của vợ chồng nhà Ngâu. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời kì khô hanh của mùa đông, xen kẽ có những đợt lạnh kéo dài do các khối không khí lạnh lục địa tràn về, gọi là gió mùa Đông Bắc (hay gió bấc). Giữa hai mùa nống ẩm và khô lạnh là mùa chuyển tiếp có thời tiết tương đối dễ chịu. Giai đoạn tháng 2 đến tháng 4 thường có mưa phùn, chính vì vậy tháng 3 là tháng có độ ẩm cao nhất trong năm.

Đặc điểm này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch thời vụ, đồng thời tạo nên sự đa dạng phong phú cho cơ cấu giống cây trồng ở địa phương, do nhập về những loài cây có nguồn gốc ôn đới như các loại rau mùa đông, tạo điều kiện quan trọng để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.

Thời tiết khí hậu đã gây ra không ít tác hại cho sản xuất vàđời sống, nhưng nhìn chung, yếu tố thuận lợi vẫn là toàn diện và bao quát.

Hệ thống sông ngòiao hồ:

Thọ Dân và các xã trong khu vực tương đối thận tiện về tưới tiêu, phục vụ sản xuất phát triển.

2. Kinh tế - xã hội

Trước kia đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, Là một vùng quê lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính mà không chủ động được tưới tiêu.

Từ năm 1896 đến năm 1925, người Pháp đã cho xậy dựng hệ thống thuỷ nông Sông Chu, gồm đập Bái Thượng, 1 kênh đào chính, 2 kênh đào phụ, có tổng chiều dài 110 km và hệ thống chi giang, tiểu câu dài 2.625 km. Từ đây, sản xuất nông nghiệp ởThọ Dân thuận lợi hơn. Nhưng sống trong chế độ thực dân phong kiến đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện. Người nông dân là lực lượng lao động chủ yếu sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nhưng bị bóc lột tàn nhẫn, sưu cao thuế nặng, phu phen, tạp dịch liên miên, thiên tai tàn phá mùa màng, hủ tục đè nặng lên cuộc sống làng quê. Ruộng đất tập trung trong tay nhà giàu, người nông dân quanh năm làm thuê cuốc mướn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Số đông ngày ba, tháng tám phải ăn rau, ăn cháo cầm hơi, cuộc sống vô cùng khốn khó.

Đến khi hợp tác xã nông nghiệp ra đời, công tác thuỷ lợi mới được chú trọng, hệ thống mương tưới, mương tiêu được củng cố, bờ vùng, bờ thửa được quy hoạch, các tiến bộ khoa học kĩ thuật từng bước được đưa vào ứng dụng nên năng suất lúa dần được nâng lên. Tuy nhiên, điều kiện đất nước còn chiến tranh, hạn chế nhiều mặt, nên sản suất lương thực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Thời gian đầu mới thống nhất đất nước, do cơ chế quản lí không chuyển kịp yêu cầu xã hội, đã kìm hãm phát triển sản xuất, nhiều năm mỗi công lao động chỉ đạt khoảng 1 kg thóc.(1)

Từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp” sản xuất nông nghiệp ởThọ Dân đã có bước nhảy vọt. Người nông dân bước đầu làm chủ trên mảnh ruộng của mình, đầu tư thâm canh, tăng vụ, nên năng suất cây trồng tăng nhanh.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang lại nguồn sinh khí mới trong xã hội. Trong sản suất nông nghiệp, các tiến bộ khoa học được đưa vào ứng dụng thường xuyên hơn, dịch vụ sản xuất được cung ứng kịp thời, tiềm lực trong nhân dân được khơi dậy, nên năng suất cây trồng tăng vượt bậc.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, liên tục được mùa, đời sống nhân dân ổn định và phát triển, các phong trào của quần chúng ngày một tốt hơn. Trong sản xuất nông nghiệp,Thọ Dân đang chuyển mạnh các giống cây trồng truyền thống sang các cây trồng có giá trị hàng hoá, kinh tế cao. Ngành nghề, dịch vụ, việc làm đang từng bước khởi sắc, tạo nên sự chuyển dịch đáng kể trong tỉ trọng kinh tế của địa phương.

Gắn liền với phát triển kinh tế xã hội,Thọ Dân đã tích cực chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, phúc lợi toàn dân bằng nguồn vốn của tập thể, của nhân dân và một phần hỗ trợ của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, xã Thọ Dân đã xây dựng các công trình như: công trình điện nông thôn, hệ thống đài truyền thanh, trường và bếp ăn bán trú cho học sinh trường Mầm Non, trường Tiểu Học, Trung Học cơ sở hai tầng, khu nhà hiệu bộ trường Tiểu Học theo tiêu chí chuẩn Quốc gia. Hệ thống đường giao thông nông thôn được cứng hóa theo chỉ giới đường liên thôn rộng 9 m, đường nội thôn rộng 5m và từ năm 2010 bắt đầu thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, đặc biệt chỉ trong 03 năm (2011 - 2013) thông qua công tác tuyên truyền vận động đã có 598 hộ hiến 38.160m2 đất thổ cư, tháo dỡ 18.120m2 tường rào xây, 22 quán và bán bình cùng nhiều cây cối, hoa màu khác phục vụ công tác mở rộng đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới, nhân dân tự nguyện đóng góp và làm được trên 9,2 km đường bê tông nộng thôn chuẩn cấp A.

Trong nông nghiệp,Thọ Dân đã tích cực khắc phục khó khăn, thách thức tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn kiên cố được 2,7km đường, 5,2 km mương nội đồng phục vụ cho sản xuất, tích cực đưa cây lúa lai, ngô lai vào sản xuất, đến năm 2014 tổng sản lượng lương thực đạt trên 2.800 tấn, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1986.

Ngoài ra,Thọ Dân còn là xã có thế mạnh phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng các trang trại, gia trại nuôi lợn, vịt siêu trứng, nuôi cá, dịch vụ xay sát và cơ khí…các mô hình này vừa giải quyết được việc làm vừa có thu nhập ngày càng cao. Trong thực tế đã có nhiều hộ gia đình có kinh tế khá, nhà cửa khang trang, cuộc sống ngày một phát triển. Những ngôi nhà bằng, nhà cao tầng đang từng bước thay thế những mái tranh lụp sụp xưa kia. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiển hiện trên đấtThọ Dân vốn giàu truyền thống cách mạng và cần cù, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.

Truyền thống văn hóa phong phú.

Thọ Cường một xã có nền văn hoá phát triển lâu đời. Mảnh đất và con người ở đây đã chất chứa, thấm đẫm bao giá trị văn hoá, tinh thần tinh tuý từ ngàn xưa để lại. Đây là tài sản vô giá, góp phần tạo nên cốt cách, lối sống của ngườiThọ Dân hôm nay.

Vượt lên muôn vàn gian khó của một vùng chiêm trũng xen lẫn gò đồi, những hủ tục, lạc hậu, những định chế ràng buộc của chế độ phong kiến, đời sống văn hoá của địa phương vẫn cứ tồn tại, phát triển bền bỉ cùng năm tháng.

Nếp sống văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian ở đây phản ánh khá rõ đời sống tinh thần của người dân Thọ Dân, vừa mang sắc thái riêng biệt, vừa mang những nét chung của vùng miền. Đến nay, các văn bản chính thức ghi chép được không nhiều, nhưng qua truyền khẩu từ bao đời nay cho thấy văn hoá dân gian ở đây phát triển rất phong phú. Những câu hò vè, những câu ca dao, những bài thơ, phú, chuyện cổ tích nói về đạo lí, tinh thần, về tình cảm, tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước vừa là những bài học đạo đức, răn dạy về lẽ sống, đạo làm người, vừa phản ánh phong tục, đời sống tinh thần khá phong phú của người Thọ Dân- cư dân của nền văn minh lúa nước.

Xưa kia, do điều kiện xã hội, do chính sách chia để trị của bọn thực dân, phong kiến, cuộc sống của người dân thường khép kín sau luỹ tre làng, vì vậy mỗi làng đều có nét văn hoá riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, văn hoá dân gian ởđây tương đối đồng nhất do cùng có chung nguồn gốc là làng Quần tín, vừa mang đặc điểm địa phương, vừa có sự hoà trộn, giao thoa với các địa phương trong vùng, cũng như cư dân. Một mặt, có thể do sự du nhập các dòng họ từ ngoài Bắc và các vùng quê đến đây sinh cơ, lập nghiệp

Trong các làng truyền thống xưa đều cóđình. Đình vừa là nơi thờ thành hoàng vừa là nơi sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra trong các làng còn cóđền, miếu, nghè thờ thánh thần hoặc những người có công với quê hương, đất nước.

Cho đến trước cải cách ruộng đất Thọ Dân giữ được khá nhiều công trình kiến trúc có giá trị văn hoá độc đáo. Việc thờ cúng ở các đền chùa ở Thọ Dân một mặt phản ánh nét đặc sắc của nền văn minh lúa nước, mặt khác đây là sinh hoạt văn hóa, tâm linh của dân làng, qua đó để giáo dục con người hướng vào cõi thiện, tránh điều ác, luôn biết ơn những người có công với làng, nước.

Thọ Dân à địa phương có truyền thống hiếu học. Từ thuở mở đất, dựng làng, cuộc sống còn chìm trong bộn bề gian khó, người dân nơi đây đã hướng tới sự học với niềm ngưỡng vọng cao siêu nhất. Người có học luôn được kính trọng, được xếp vào hàng trên trong làng.

NgườiThọ Dân trước đây học để mong được làm quan, giúp dân, giúp nước, làm rạng danh dòng họ, gia đình, trong sử sách còn ghi vào thế kỷ XVIII-XIX làng Quần Tín đã có những vị đỗ đạt cử nhân, đỗ đại khoa như ông Lê Thức, ông Lê Lâm (có tên trên bia đá Văn miếu quốc tử Giám) tấm gương đó luôn khích lệ cán bộ Đảng viên và nhân dân trong xã. Nhưng nhiều người học chỉ cốt lĩnh hội được ý tứ sâu xa của chữ thánh hiền, giữ đạo nhà, đạo làm người. Trong số họ, nhiều người mở lớp dạy chữ tại nhà, đây là nơi khai tâm, khai trí cho bao lớp ngườiThọ Dân trước đây.

Có thể nói nhân dânThọ Dân có đời sống tinh thần rất phong phú. Tìm hiểu kĩ về văn hoá ở đây hé mở cho chúng ta thấy đây thực sự là một vùng quê chất chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và cách mạng.

Nói đến văn hóaThọ Dân không thể không nhắc đến khu lưu niệm Hội văn nghệ Việt Nam (thời kỳ 1947 – 1954) làng Quần Tín.

Làng Quần Tín là mảnh đất có vị tríđịa lý thuận lợi, thiên nhiên trù phú, phía trước làng có giếng nước trong, có hồ lớn là nơi trú ngụ của nhiều loại cá tôm và chim cò, phía sau làng có rừng Đồng Sủng, phía Tây có rừng Mụ Đốp với nhiều cây cổ thụ và các loài muông thú, đặc biệt có thể ẩn nấp mỗi khi có máy bay và những trận càn quét của địch. Xưa kia Quần Tín có 4 điểm canh ở 4 cổng làng, có tuần phủ và thanh niên thay phiên nhau canh gách để chống trộm cướp và kiểm soát người qua lại vào làng. Trong làng còn có một ngôi đền, một ngôi đình rộng và 1 ngôi trường của tổng Tam Lộng rất thuận tiện cho hội họp và tổ chức các khóa học. Bên cạnh đó còn có nhiều ngôi nhà rộng của nhân dân với vườn tược rộng rãi, thuận tiện cho sinh hoạt, ở và làm việc cho những gia đình văn nghệ sĩ tản cư về đây.

Sau khi cuộc kháng chiến bùng nổ, nhiều cơ quan nhà nước và nhân dân Hà Nội phải di tản vào vùng tự do Thanh Hóa. Trường văn hóa nghệ thuật đầu tiên mở ở làng Bôn (Đông Sơn) nhưng không an toàn nên được chuyển về làng Quần Tín. Quần Tín là một làng có đủ các yếu tố thuận lợi và đặc biệt là con người nơi đây hết lòng vì cách mạng, vì thế từ cuối năm 1947 đến năm 1954, Quần Tín đã được chọn và trở thành “an toàn khu” để Hội văn nghệ Việt Nam cũng như một số nhà chính trị, quân sự về đây hoạt động, học tập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chính quyền địa phương, Quần Tín trở thành một địa chỉ, một cái nôi tin cậy nuôi dưỡng, che trở cho các văn nghệ sỹ, các học giả nổi tiếng tản cư trong kháng chiến chống Pháp. Gia đình các nhà văn: Nguyễn Tuân, Đặng thai Mai, Nguyễn Đình Lạp, Trương Tửu; nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh; các họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ, Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn; nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim, gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan từng ở Quần Tín. Các vị lãnh đạo ở Trung ương của Đảng cũng về đây để bàn kế sách đánh Pháp. Với Phương châm thực hiện khẩu hiệu 3 không: Không nghe, không biết, không thấy, nhân dân làng Quần Tín đảm bảo bí mật tuyệt đối góp phần vào thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trên cơ sở đường lối văn nghệ của Đảng với phương châm. Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Văn nghệ Việt Nam thời kỳ này được xác định là mặt trận tư tưởng của Đảng với việc thực hiện khẩu hiệu: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. Cùng với các hoạt động văn hóa, các lớp văn hóa kháng chiến được mở để đáp ứng yêu cầu cách mạng, đồng thời lớp Đại học văn hoá khoá 1, khoá 2, khóa 3 được mở tại Quần Tín, do Thầy Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng. Địa điểm lớp học là ngôi đình làng và ngôi trường của Tổng Tam Lộng (nơi dạy lớp đồng ấu của làng được nhường làm nơi cho cho khoá học Đại học Văn nghệ Kháng chiến). Có các giảng viên có uy tín trong văn học nghệ thuật về giảng dạy như: Nhà văn – nhà lý luận văn học Đặng Thai Mai, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Hải Triều, Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên, Tôn Quang Phiệt, Giáo sư Đào Duy Anh (Trong thời kỳ chống Pháp, ông là trưởng ban Sử - Địa thuộc Vụ văn học nghệ thuật, bộ giáp dục) giáo sư Trương Tửu v.v … Tướng Nguyễn Sơn cũng thường xuyên đến đây trao đổi về văn học, nghệ thuật với học viên.

Tại ngôi đình này, ngoài các giáo viên nêu trên, còn có các nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn tham gia giảng dạy và tham gia nói chuyện tại lớp văn hóa kháng chiến, như các đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh, Nguyễn Văn Giàu, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Xuân Diệu, Nguyễn Thi, Tố Hữu…

Bên Cạnh các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu còn có các họa sĩ, các nhà điêu khắc nổi tiếng như: Nguyễn Văn Tý, Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim... Một số bức tranh nổi tiếng nhu: “Tình quân dân”, “Hạnh phúc”, “du kích Cảnh Duơng” được sáng tác tại Quần Tín. Ngoài việc sáng tác, các hoạ sỹ còn mở các lớp học, hay nói chuyện sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá tại nhà ông Vệ Tu (bà Mợi)(Hoạ sỹ Vũ Giáng Hương Học vẽ đầu tiên ở đây); Bài thơ màu tím hoa sim; bài ca vỡ Đất; đêm nay Bác không ngủ; Phá đường và nhiều tác phẩm văn học, hội học khác đã được sáng tác ở địa danh này.

Có thể nói, tuy các lớp về văn hoá kháng chiến chỉ đuợc đào tạo ngắn hạn, trong điều kiện thiếu thốn về vật chất, các phuơng tiện đồ dùng học tập nhưng với sự nhiệt tình của người dạy và sự chăm chỉ miệt mài học tập của đội ngũ học viên nên các học viên sau khi ra truờng, có nhiều nguời thành đạt, trở thành những người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Nguyễn Mạnh Cầm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tuớng chính phủ - Bộ trưởng Bộ ngoại giao nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phan Diễn Ủy viên Bộ Chính trị, nhà văn Vũ Tú Nam - Tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam, Hoàng Trung Thông - Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Thanh Huơng - Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam, Vũ Thị Giáng Huơng - Chủ tịch Liên hiệp các văn học Nghệ thuật Việt Nam, Giáo sư Vũ Tiên Hoàng, nhà thơ Minh Huệ, nhà thơ Cẩm Lai...

Nhµ«ng Lª§×nh Lam, khu rừng Mụ Đốp được chọn làm nơi ở và doanh trại cho Tưíng Nguyễn Sơn, Tại đây vị Tướng “lưỡng quốc” tài ba Nguyễn Sơn đã cưới cô Hoàng Huân (dì ruột của hoạ sỹ Vũ Giáng Hương) và sinh cô Nguyễn Thị Hà ở Quần Tín ...

Bên cạnh việc đón tiếp các gia đình văn nghệ sỹ, Hội văn nghệ Việt Nam, các nhà chính trị, quân sự đến sinh sống và làm việc nói trên còn, có các đồng chí đến công tác, đến học tập tại Truờng Văn học Nghệ thuật như: Lưu Quý Kỳ, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Huyền Tuân, PhanVăn Vịnh, Vũ Tiên Hoàng, Vũ Huyền Sao, Việt Hùng, Việt Hải, Trần Văn Giàu, Đại tá Hoàng Điềm, Hoàng Trung Thông, Hồng Chuơng, Trần Hữu Thung, Cẩm Lai, Nguyễn Hữu Loan, Minh Huệ, Nguyến Sỹ Ngọc...

Làng Quần Tín còn là nơi thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả: Từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 2 năm 1951, gia đình Hoàng thân Xu - Va - Nu - Vông đã đuợc bà con trong làng che chở, bảo vệ an toàn trong thời gian lưu trú tại làng. Có thể nói tấm lòng của bà con nhân dân làng Quần Tín đã thể hiện nghĩa tình thuỷ chung của mối tình truyền thống hữu nghị Việt Lào anh em.

Căn cứ vào các tiêu chí và giá trị của di tích. Ngày 31 tháng 1 năm 2013, Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh hoáđã ký Quyết định số 418- Bằng xếp hạng Di tích Cấp tỉnh - Địa điểm khu lưu niệm Hội Văn nghệ Việt Nam (thời kỳ 1947 – 1954) làng Quần Tín thuộc di tích lịch sử các mạng.

Ngày 10 tháng giêng - ngày hội truyền thống của làng (ngày 19/2/2013), Đảng bộThọ Cường và nhân dân làng Quần Tín, long trọng tổ chức lể đón nhận Bằng di tích lịch sử cách mạng, có các đồng chí đại diện cho các cấp huyện, tỉnh, Trung ương Hội Văn học Nghệ thuật về dự, là niềm tin, là bước khởi đầu cho tiếp tục nhiệm vụ tiếp theo là đề nghị xếp hạng công nhận di tích cấp quốc gia và cho xây dựng các công trình xứng tầm với khu di tích làm cơ sở để lưu danh các thế hệ đi trước, giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.

II. CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ.

1. Lịch sử hình thành làng xã.

Quá trình hình thành làng là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc dã để tồn tại và phát triển. Trong cuộc đấu tranh ấy, nhân dânThọ Dân đã bồi đắp và sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hoá, cốt cách của người Triệu Sơn hôm nay.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các đơn vị dân cư ởThọ Dân đã nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Thọ Xuân - Triệu Sơn.

Cho đến nay chưa tìm được tư liệu ghi chép cư dân đầu tiên đến cư trú ởThọ Dân vào thời gian nào. Tuy nhiên, trong dân gia vẫn lưu truyền câu truyện: đầu thế kỉ XV, Lê Lợi hành quân qua và nghỉ lại ở làng Quần Tín, được thành hoàng làng báo mộng chỉ hướng cho nghĩa quân đi. Quả nhiên, trận ấy thắng lớn. Bỏ qua mọi yếu tố tâm linh, thần bí, có thể suy đoán rằng, cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, khu vực này đã hình thành làng tương đối sầm uất. Theo truyền thuyết dân gian, cũng như các cứ liệu lịch sử thì làng Quần Tín được hình thành sớm hơn cả, sau đó cộng đồng dân cư trong xã từng bước hình thành, đa số xuất phát từ “cái nôi” Quần Tín (Tam Lộng), một số khác cư dân từ nơi khác đến lập thành làng lân cận.

Theo sách Tên làng xãđầu thế kỉ XIX (Các tổng, trấn, danh, bị, lãm)(2) do triều đình nhà Nguyễn biên soạn, giai đoạn này các làng củaThọ Dân thuộc xã Tam Lộng, tổng Tam Lộng, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Thời kì này tổng Tam Lộng có 17 xã, thôn, trong đó có thôn Quần Tín, thôn Cự, thôn Sống…thuộc xã Thọ Dân ngày nay(3).

Để hiểu rõ hơn nguồn gốc hình thành cư dân nơi đây, xin được khái lược về lịch sử hình thành các làng.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ THỌ DÂN

Đăng lúc: 09/09/2019 00:00:00 (GMT+7)

Xã Thọ Thọ Dân là một vùng quê cả lịch sử sö phát triển lâu đời. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư nơi đây gắn liền với quá trình đấu tranh với thiên tai, địch họa, là quá trình lao động sáng tạo, cần cù và tån tiện và, đồng thời sáng phát triển,tạo ra những giá trị văn hóa quý giá. Đức tính chịu thương, chịu khó, “ thương người như thể thương thân” luôn là mạch nguồn xuyên suốt trong lối sống, đạo lý của người Thọ Dân

 Quá trình hình thành và phát triển của xã Thọ Dân

            Xã Thọ Thọ Dân  là một vùng quê cả lịch sử sö phát triển lâu đời. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư nơi đây gắn liền với quá trình đấu tranh với thiên tai, địch họa, là quá trình lao động sáng tạo, cần cù và tån tiện và, đồng thời sáng phát triển,tạo ra những giá trị văn hóa quý giá. Đức tính chịu thương, chịu khó, “ thương người như thể thương thân” luôn là mạch nguồn xuyên suốt trong lối sống, đạo lý của người Thọ Dân

            Trong các cuộc kháng chiến, với ý chí"thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân Thọ Dân vững vàng trên mọi mặt trận, vừa xây dựng quê hương, sẵn sàng chiến đấu; vừa cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào ngườiThọ Dân vẫn phát huy được truyền thống quý báu của quê hương, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của dân tộc. Để rồi khi non sông thu về một mối, Bắc - Nam ca khúc khải hoàn, c¸n bé, nhân dân xã Thọ Dân vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý với nhiều huân, huy chương các loại, cờ thi đua, danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.

            Từ một vùng quê với “chiêm khê, mùa úng”, vượt qua muôn vàn khó khăn, bằng sự lao động cần cù, sáng tạo của mình,Thọ Dân vượt lên giành nhiều thành tích trong sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu, xây dựng quª h­¬ng giµu ®Ñp, một lần nữaThọ Dân lại giành được những thành tích rất đáng tự hào. Từ những mái tranh lụp sụp xưa kia, nay đa số nhà dân được ngói hóa, kiên cố hóa, với nhiều tiện nghi hiện đại của thời kì đổi mới. Trường học, trạm xá được xây dựng khang trang, bề thế, đường giao thông được mở rộng qua phong trào “hiến đất”, đang được bê tông hóa, khiến quê hương đổi mới từng ngày. Các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa đang thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

            Trong thắng lợi chung đó, một nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trên địa bàn xã. Từ một tổ Đảng được thành lập năm 1947 có 4 đảng viên, năm 1954  thành lập Chi bộ, đến năm 1961 được công nhận là Đảng bộThọ Dân và đến nay là một Đảng bộ luôn đạt Trong sạch vững mạnh gồm 12 chi bộ, với 361 đảng viên là một quá trình chiến đấu, dựng xây, phát triển đầy hi sinh và gian khổ.

            Để góp phần lý giải, sức mạnh nào đã tạo nên sự thay đổi kỳ diệu ấy, đồng thời ghi lại chặng đường đầy gian khó nhưng cũng rất vinh quang của Đảng bộ; lưu danh đảng viên, quần chúng nhân dân đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, cùng những người đã đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của vì sự nghiệp cách mạng, thực hiện Chỉ thị số 15 - CT/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Chỉ thị 26 - CT/HU, ngày 21 tháng 10 năm 2013 về đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, chấp hành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thọ Dân (khóa XVII), ngày 10 tháng 8 năm 2008, Đảng ủy xã Thọ Dân xây dựng Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo sưu tầm, biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộThọ Dân giai đoạn 1954 – 2015. Sự ra đời của cuốn lịch sử Đảng bộ nhằm tổng kết khách quan lịch sử sự ra đời, xây dựng và lãnh đạo của Đảng bộ trong 60 năm qua, cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ đã phát huy truyền thống cách mạng yêu nước của dân ta, tạo ra giá trị tinh thần vật chất mới ngày càng tiến bộ, phát triển, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ Thọ Cường; làm cho các thế hệ đảng viên tự hào, trân trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ; làm tròn nghĩa vụ của người đảng viên trong các giai đoạn cách mạng mới; “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng nông thôn mới sớm trở thành hiện thực trên quê hương Thọ Cường.

            Cuốn sách “ Lịch sử Đảng bộvà phong trào cách mạng xã Thọ Dân 1930 - 2015” được suất bản là một công trình ý nghĩa ghi dấu mốc lịch sử 62 năm ngày thành lập xã (10/1953 - 10/1915) 61 năm thành lập chi bộ - Đảng bộ xã Thọ Dân (6/1954 - 6/2015) và chào mừng Đại hội Đảng bộ xã Thọ Dân khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020).

            Quá trình nghiên cứu, biên soạn đã được Ban Tuyên giáo Huyện ủy Triệu Sơn, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa giúp đỡ, được các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ, các bậc tiền bối cách mạng cùng các đồng chí có tuổi đời, tuổi Đảng cao đã góp ý xây dựng. Các đồng chí trong Ban sưu tầm biên soạn đã tận tâm, trách nhiệm hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong suốt 4 năm (2010 - 2014), trong đó trân trọng cảm ơn đồng chí Lê Xuân Quang  bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã cung cấp nhiều tư liệu quý. Song do thời gian dài, cấp ủy, cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể thay đổi nhiều, tư liệu sử không được ghi chép có hệ thống, do đó cuốn sách không sao tránh khỏi thiếu sót.

            Chúng tôi xin trân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến xây dựng của các đồng chí, và bạn đọc gần xa, đểlần tái bản và xuất bản giai đoạn tiếp theo đạt kết quả chất lượng tốt hơn.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI,

CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

i. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI.

1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.

Xã Thọ Dân nằm về phí tây nam huyện Triệu Sơn, cách thị trấn Giắt trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Triệu Sơn 7km, cách thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Tây. Thọ dân có vị trí địa lý phía Đông giáp với Thọ Thế; nam giáp với Hợp lý, xã thọ Tân, Phía tây giáp với Xuân Thọ, phía bác giáp với các xã Xuân tịnh và Thọ Ngọc.

Thọ Dân có diện tích tự nhiên là: 610,87 ha, đất nông nghiệp là: 431,06 ha; đất chuyên dùng là: 72,95 ha. Xã có 1923 hộ và 8265 khẩu.Vềđịa hình và thổ nhưỡng.

Nghiên cứu lịch sử kiến tạo địa chất đã khẳng định, cũng như nhiều xã trong khu vực,Thọ Dân có địa hình bán sơn địa, thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồi núi phía Tây và đồng bằng châu thổ Thanh Hoá, nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Thổ nhưỡng ở đây có nguồn gốc do quá trình phong hóa của các loại đá mẹ và quá trình tích tụ phù sa do các hệ thống sông mà thành. Trải qua hàng ngàn năm tích tụ, bồi đắp của thiên nhiên, cùng với sự cần cù, sáng tạo của con người, vùng đất ấy dần trở thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng. Ngoài nét chung ấy, địa hình củaThọ Dân không đồng nhất như các xã đồng bằng. Bên cạnh những cánh đồng có diện tích tương đối lớn còn có 47 ngọn đồi. Trong đó có ngọn đồi mà nhân dân vẫn gọi là núi Ngọc, có diện tích gần 9 ha, cao 15 mét, thuộc địa phận làng Quần Tín. Trong kháng chiến chống Pháp, núi Ngọc và các nhà dân làng Quần Tín từng là nơi đóng quân của các nhà văn nghệ sĩ, tại đây đã mở các lớp văn hóa văn nghệ kháng chiến, với nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ lớn từng học và giảng dạy. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là nơi đóng quân và luyện tập của Sư đoàn 304 và Sư đoàn 308. Hiện nay đã được công nhận là khu di tích lịch sử cấp tỉnh.

Với nguồn gốc hình thành vàđịa hình như vậy, nhìn chung chất đất ởThọ Dân tương đối phong phú. Bên cạnh đất phù sa cổ không được bồi đắp thường xuyên, còn có nhóm đất bạc màu, rửa trôi, chủ yếu trên các gò đồi mà thảm thực vật ở đây bị khai thác hết. Ngoài ra còn có nhóm đất lầy thụt, thường là phân bố ở các thung lũng chân đồi, đất có nguồn gốc hồ đầm được vật liệu từ trên các đồi núi, khu vực cao lấp dần, đây là đất bị ngập nước quanh năm có lượng mùn cao, đất chua, nghèo ka li, khi trồng lúa cần cải tạo độ chua.

Nhìn chung thổ nhưỡng Thọ Dân tương đối thuận tiện cho sản xuất, nhất là trồng lúa nước, ngoài ra còn có diện tích đất gò đồi, có đồng cỏ rộng, có thể phát triển chăn nuôi trâu bò, trồng cây lâm nhiệp và cây công nghiệp ngắn ngày. Từ xa xưa, nhân dânThọ Dân đã cần cù khai phá tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, xóm làng trù phú, phát triển một nền nông nghiệp ngày càng phong phú về sản vật, nuôi sống nhiều thế hệ người địa phương, góp phần đưa Triệu Sơn trở thành huyện trọng điểm lúa của Thanh Hoá.

Khí hậu và thời tiết.

Nằm ởvùng đồng bằng Thanh Hoá,Thọ Dân có chung kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng của kiểu khí hậu này là ngoài việc phân bố theo vĩ độ, còn chịu tác động sâu sắc của gió mùa. Khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng ẩm, trùng với gió mùa Đông Nam (còn gọi là gió nồm) từ biển thổi vào mang nhiều hơi nước nên thường gây mưa. Mùa này thường có bão với sức gió mạnh, mưa lớn thường gây nhiều thiệt hại về tài sản và hoa màu của nhân dân. Một kiểu thời tiết khác là gió phơn Tây Nam, còn gọi là gió Lào với tính chất khô nóng gây nên kiểu thời tiết rất khó chịu trong mùa hè. Khoảng tháng 8 (tháng 7 âm lịch) có dãi hội tụ nhiệt đới vắt qua gây nên cảnh khi tạnh, khi mưa, mà nhân dân ta đã thêu dệt nên mối tình dang dở của vợ chồng nhà Ngâu. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời kì khô hanh của mùa đông, xen kẽ có những đợt lạnh kéo dài do các khối không khí lạnh lục địa tràn về, gọi là gió mùa Đông Bắc (hay gió bấc). Giữa hai mùa nống ẩm và khô lạnh là mùa chuyển tiếp có thời tiết tương đối dễ chịu. Giai đoạn tháng 2 đến tháng 4 thường có mưa phùn, chính vì vậy tháng 3 là tháng có độ ẩm cao nhất trong năm.

Đặc điểm này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch thời vụ, đồng thời tạo nên sự đa dạng phong phú cho cơ cấu giống cây trồng ở địa phương, do nhập về những loài cây có nguồn gốc ôn đới như các loại rau mùa đông, tạo điều kiện quan trọng để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.

Thời tiết khí hậu đã gây ra không ít tác hại cho sản xuất vàđời sống, nhưng nhìn chung, yếu tố thuận lợi vẫn là toàn diện và bao quát.

Hệ thống sông ngòiao hồ:

Thọ Dân và các xã trong khu vực tương đối thận tiện về tưới tiêu, phục vụ sản xuất phát triển.

2. Kinh tế - xã hội

Trước kia đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, Là một vùng quê lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính mà không chủ động được tưới tiêu.

Từ năm 1896 đến năm 1925, người Pháp đã cho xậy dựng hệ thống thuỷ nông Sông Chu, gồm đập Bái Thượng, 1 kênh đào chính, 2 kênh đào phụ, có tổng chiều dài 110 km và hệ thống chi giang, tiểu câu dài 2.625 km. Từ đây, sản xuất nông nghiệp ởThọ Dân thuận lợi hơn. Nhưng sống trong chế độ thực dân phong kiến đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện. Người nông dân là lực lượng lao động chủ yếu sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nhưng bị bóc lột tàn nhẫn, sưu cao thuế nặng, phu phen, tạp dịch liên miên, thiên tai tàn phá mùa màng, hủ tục đè nặng lên cuộc sống làng quê. Ruộng đất tập trung trong tay nhà giàu, người nông dân quanh năm làm thuê cuốc mướn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Số đông ngày ba, tháng tám phải ăn rau, ăn cháo cầm hơi, cuộc sống vô cùng khốn khó.

Đến khi hợp tác xã nông nghiệp ra đời, công tác thuỷ lợi mới được chú trọng, hệ thống mương tưới, mương tiêu được củng cố, bờ vùng, bờ thửa được quy hoạch, các tiến bộ khoa học kĩ thuật từng bước được đưa vào ứng dụng nên năng suất lúa dần được nâng lên. Tuy nhiên, điều kiện đất nước còn chiến tranh, hạn chế nhiều mặt, nên sản suất lương thực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Thời gian đầu mới thống nhất đất nước, do cơ chế quản lí không chuyển kịp yêu cầu xã hội, đã kìm hãm phát triển sản xuất, nhiều năm mỗi công lao động chỉ đạt khoảng 1 kg thóc.(1)

Từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp” sản xuất nông nghiệp ởThọ Dân đã có bước nhảy vọt. Người nông dân bước đầu làm chủ trên mảnh ruộng của mình, đầu tư thâm canh, tăng vụ, nên năng suất cây trồng tăng nhanh.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang lại nguồn sinh khí mới trong xã hội. Trong sản suất nông nghiệp, các tiến bộ khoa học được đưa vào ứng dụng thường xuyên hơn, dịch vụ sản xuất được cung ứng kịp thời, tiềm lực trong nhân dân được khơi dậy, nên năng suất cây trồng tăng vượt bậc.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, liên tục được mùa, đời sống nhân dân ổn định và phát triển, các phong trào của quần chúng ngày một tốt hơn. Trong sản xuất nông nghiệp,Thọ Dân đang chuyển mạnh các giống cây trồng truyền thống sang các cây trồng có giá trị hàng hoá, kinh tế cao. Ngành nghề, dịch vụ, việc làm đang từng bước khởi sắc, tạo nên sự chuyển dịch đáng kể trong tỉ trọng kinh tế của địa phương.

Gắn liền với phát triển kinh tế xã hội,Thọ Dân đã tích cực chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, phúc lợi toàn dân bằng nguồn vốn của tập thể, của nhân dân và một phần hỗ trợ của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, xã Thọ Dân đã xây dựng các công trình như: công trình điện nông thôn, hệ thống đài truyền thanh, trường và bếp ăn bán trú cho học sinh trường Mầm Non, trường Tiểu Học, Trung Học cơ sở hai tầng, khu nhà hiệu bộ trường Tiểu Học theo tiêu chí chuẩn Quốc gia. Hệ thống đường giao thông nông thôn được cứng hóa theo chỉ giới đường liên thôn rộng 9 m, đường nội thôn rộng 5m và từ năm 2010 bắt đầu thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, đặc biệt chỉ trong 03 năm (2011 - 2013) thông qua công tác tuyên truyền vận động đã có 598 hộ hiến 38.160m2 đất thổ cư, tháo dỡ 18.120m2 tường rào xây, 22 quán và bán bình cùng nhiều cây cối, hoa màu khác phục vụ công tác mở rộng đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới, nhân dân tự nguyện đóng góp và làm được trên 9,2 km đường bê tông nộng thôn chuẩn cấp A.

Trong nông nghiệp,Thọ Dân đã tích cực khắc phục khó khăn, thách thức tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn kiên cố được 2,7km đường, 5,2 km mương nội đồng phục vụ cho sản xuất, tích cực đưa cây lúa lai, ngô lai vào sản xuất, đến năm 2014 tổng sản lượng lương thực đạt trên 2.800 tấn, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1986.

Ngoài ra,Thọ Dân còn là xã có thế mạnh phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng các trang trại, gia trại nuôi lợn, vịt siêu trứng, nuôi cá, dịch vụ xay sát và cơ khí…các mô hình này vừa giải quyết được việc làm vừa có thu nhập ngày càng cao. Trong thực tế đã có nhiều hộ gia đình có kinh tế khá, nhà cửa khang trang, cuộc sống ngày một phát triển. Những ngôi nhà bằng, nhà cao tầng đang từng bước thay thế những mái tranh lụp sụp xưa kia. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiển hiện trên đấtThọ Dân vốn giàu truyền thống cách mạng và cần cù, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.

Truyền thống văn hóa phong phú.

Thọ Cường một xã có nền văn hoá phát triển lâu đời. Mảnh đất và con người ở đây đã chất chứa, thấm đẫm bao giá trị văn hoá, tinh thần tinh tuý từ ngàn xưa để lại. Đây là tài sản vô giá, góp phần tạo nên cốt cách, lối sống của ngườiThọ Dân hôm nay.

Vượt lên muôn vàn gian khó của một vùng chiêm trũng xen lẫn gò đồi, những hủ tục, lạc hậu, những định chế ràng buộc của chế độ phong kiến, đời sống văn hoá của địa phương vẫn cứ tồn tại, phát triển bền bỉ cùng năm tháng.

Nếp sống văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian ở đây phản ánh khá rõ đời sống tinh thần của người dân Thọ Dân, vừa mang sắc thái riêng biệt, vừa mang những nét chung của vùng miền. Đến nay, các văn bản chính thức ghi chép được không nhiều, nhưng qua truyền khẩu từ bao đời nay cho thấy văn hoá dân gian ở đây phát triển rất phong phú. Những câu hò vè, những câu ca dao, những bài thơ, phú, chuyện cổ tích nói về đạo lí, tinh thần, về tình cảm, tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước vừa là những bài học đạo đức, răn dạy về lẽ sống, đạo làm người, vừa phản ánh phong tục, đời sống tinh thần khá phong phú của người Thọ Dân- cư dân của nền văn minh lúa nước.

Xưa kia, do điều kiện xã hội, do chính sách chia để trị của bọn thực dân, phong kiến, cuộc sống của người dân thường khép kín sau luỹ tre làng, vì vậy mỗi làng đều có nét văn hoá riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, văn hoá dân gian ởđây tương đối đồng nhất do cùng có chung nguồn gốc là làng Quần tín, vừa mang đặc điểm địa phương, vừa có sự hoà trộn, giao thoa với các địa phương trong vùng, cũng như cư dân. Một mặt, có thể do sự du nhập các dòng họ từ ngoài Bắc và các vùng quê đến đây sinh cơ, lập nghiệp

Trong các làng truyền thống xưa đều cóđình. Đình vừa là nơi thờ thành hoàng vừa là nơi sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra trong các làng còn cóđền, miếu, nghè thờ thánh thần hoặc những người có công với quê hương, đất nước.

Cho đến trước cải cách ruộng đất Thọ Dân giữ được khá nhiều công trình kiến trúc có giá trị văn hoá độc đáo. Việc thờ cúng ở các đền chùa ở Thọ Dân một mặt phản ánh nét đặc sắc của nền văn minh lúa nước, mặt khác đây là sinh hoạt văn hóa, tâm linh của dân làng, qua đó để giáo dục con người hướng vào cõi thiện, tránh điều ác, luôn biết ơn những người có công với làng, nước.

Thọ Dân à địa phương có truyền thống hiếu học. Từ thuở mở đất, dựng làng, cuộc sống còn chìm trong bộn bề gian khó, người dân nơi đây đã hướng tới sự học với niềm ngưỡng vọng cao siêu nhất. Người có học luôn được kính trọng, được xếp vào hàng trên trong làng.

NgườiThọ Dân trước đây học để mong được làm quan, giúp dân, giúp nước, làm rạng danh dòng họ, gia đình, trong sử sách còn ghi vào thế kỷ XVIII-XIX làng Quần Tín đã có những vị đỗ đạt cử nhân, đỗ đại khoa như ông Lê Thức, ông Lê Lâm (có tên trên bia đá Văn miếu quốc tử Giám) tấm gương đó luôn khích lệ cán bộ Đảng viên và nhân dân trong xã. Nhưng nhiều người học chỉ cốt lĩnh hội được ý tứ sâu xa của chữ thánh hiền, giữ đạo nhà, đạo làm người. Trong số họ, nhiều người mở lớp dạy chữ tại nhà, đây là nơi khai tâm, khai trí cho bao lớp ngườiThọ Dân trước đây.

Có thể nói nhân dânThọ Dân có đời sống tinh thần rất phong phú. Tìm hiểu kĩ về văn hoá ở đây hé mở cho chúng ta thấy đây thực sự là một vùng quê chất chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và cách mạng.

Nói đến văn hóaThọ Dân không thể không nhắc đến khu lưu niệm Hội văn nghệ Việt Nam (thời kỳ 1947 – 1954) làng Quần Tín.

Làng Quần Tín là mảnh đất có vị tríđịa lý thuận lợi, thiên nhiên trù phú, phía trước làng có giếng nước trong, có hồ lớn là nơi trú ngụ của nhiều loại cá tôm và chim cò, phía sau làng có rừng Đồng Sủng, phía Tây có rừng Mụ Đốp với nhiều cây cổ thụ và các loài muông thú, đặc biệt có thể ẩn nấp mỗi khi có máy bay và những trận càn quét của địch. Xưa kia Quần Tín có 4 điểm canh ở 4 cổng làng, có tuần phủ và thanh niên thay phiên nhau canh gách để chống trộm cướp và kiểm soát người qua lại vào làng. Trong làng còn có một ngôi đền, một ngôi đình rộng và 1 ngôi trường của tổng Tam Lộng rất thuận tiện cho hội họp và tổ chức các khóa học. Bên cạnh đó còn có nhiều ngôi nhà rộng của nhân dân với vườn tược rộng rãi, thuận tiện cho sinh hoạt, ở và làm việc cho những gia đình văn nghệ sĩ tản cư về đây.

Sau khi cuộc kháng chiến bùng nổ, nhiều cơ quan nhà nước và nhân dân Hà Nội phải di tản vào vùng tự do Thanh Hóa. Trường văn hóa nghệ thuật đầu tiên mở ở làng Bôn (Đông Sơn) nhưng không an toàn nên được chuyển về làng Quần Tín. Quần Tín là một làng có đủ các yếu tố thuận lợi và đặc biệt là con người nơi đây hết lòng vì cách mạng, vì thế từ cuối năm 1947 đến năm 1954, Quần Tín đã được chọn và trở thành “an toàn khu” để Hội văn nghệ Việt Nam cũng như một số nhà chính trị, quân sự về đây hoạt động, học tập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chính quyền địa phương, Quần Tín trở thành một địa chỉ, một cái nôi tin cậy nuôi dưỡng, che trở cho các văn nghệ sỹ, các học giả nổi tiếng tản cư trong kháng chiến chống Pháp. Gia đình các nhà văn: Nguyễn Tuân, Đặng thai Mai, Nguyễn Đình Lạp, Trương Tửu; nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh; các họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ, Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn; nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim, gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan từng ở Quần Tín. Các vị lãnh đạo ở Trung ương của Đảng cũng về đây để bàn kế sách đánh Pháp. Với Phương châm thực hiện khẩu hiệu 3 không: Không nghe, không biết, không thấy, nhân dân làng Quần Tín đảm bảo bí mật tuyệt đối góp phần vào thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trên cơ sở đường lối văn nghệ của Đảng với phương châm. Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Văn nghệ Việt Nam thời kỳ này được xác định là mặt trận tư tưởng của Đảng với việc thực hiện khẩu hiệu: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. Cùng với các hoạt động văn hóa, các lớp văn hóa kháng chiến được mở để đáp ứng yêu cầu cách mạng, đồng thời lớp Đại học văn hoá khoá 1, khoá 2, khóa 3 được mở tại Quần Tín, do Thầy Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng. Địa điểm lớp học là ngôi đình làng và ngôi trường của Tổng Tam Lộng (nơi dạy lớp đồng ấu của làng được nhường làm nơi cho cho khoá học Đại học Văn nghệ Kháng chiến). Có các giảng viên có uy tín trong văn học nghệ thuật về giảng dạy như: Nhà văn – nhà lý luận văn học Đặng Thai Mai, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Hải Triều, Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên, Tôn Quang Phiệt, Giáo sư Đào Duy Anh (Trong thời kỳ chống Pháp, ông là trưởng ban Sử - Địa thuộc Vụ văn học nghệ thuật, bộ giáp dục) giáo sư Trương Tửu v.v … Tướng Nguyễn Sơn cũng thường xuyên đến đây trao đổi về văn học, nghệ thuật với học viên.

Tại ngôi đình này, ngoài các giáo viên nêu trên, còn có các nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn tham gia giảng dạy và tham gia nói chuyện tại lớp văn hóa kháng chiến, như các đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh, Nguyễn Văn Giàu, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Xuân Diệu, Nguyễn Thi, Tố Hữu…

Bên Cạnh các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu còn có các họa sĩ, các nhà điêu khắc nổi tiếng như: Nguyễn Văn Tý, Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim... Một số bức tranh nổi tiếng nhu: “Tình quân dân”, “Hạnh phúc”, “du kích Cảnh Duơng” được sáng tác tại Quần Tín. Ngoài việc sáng tác, các hoạ sỹ còn mở các lớp học, hay nói chuyện sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá tại nhà ông Vệ Tu (bà Mợi)(Hoạ sỹ Vũ Giáng Hương Học vẽ đầu tiên ở đây); Bài thơ màu tím hoa sim; bài ca vỡ Đất; đêm nay Bác không ngủ; Phá đường và nhiều tác phẩm văn học, hội học khác đã được sáng tác ở địa danh này.

Có thể nói, tuy các lớp về văn hoá kháng chiến chỉ đuợc đào tạo ngắn hạn, trong điều kiện thiếu thốn về vật chất, các phuơng tiện đồ dùng học tập nhưng với sự nhiệt tình của người dạy và sự chăm chỉ miệt mài học tập của đội ngũ học viên nên các học viên sau khi ra truờng, có nhiều nguời thành đạt, trở thành những người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Nguyễn Mạnh Cầm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tuớng chính phủ - Bộ trưởng Bộ ngoại giao nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phan Diễn Ủy viên Bộ Chính trị, nhà văn Vũ Tú Nam - Tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam, Hoàng Trung Thông - Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Thanh Huơng - Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam, Vũ Thị Giáng Huơng - Chủ tịch Liên hiệp các văn học Nghệ thuật Việt Nam, Giáo sư Vũ Tiên Hoàng, nhà thơ Minh Huệ, nhà thơ Cẩm Lai...

Nhµ«ng Lª§×nh Lam, khu rừng Mụ Đốp được chọn làm nơi ở và doanh trại cho Tưíng Nguyễn Sơn, Tại đây vị Tướng “lưỡng quốc” tài ba Nguyễn Sơn đã cưới cô Hoàng Huân (dì ruột của hoạ sỹ Vũ Giáng Hương) và sinh cô Nguyễn Thị Hà ở Quần Tín ...

Bên cạnh việc đón tiếp các gia đình văn nghệ sỹ, Hội văn nghệ Việt Nam, các nhà chính trị, quân sự đến sinh sống và làm việc nói trên còn, có các đồng chí đến công tác, đến học tập tại Truờng Văn học Nghệ thuật như: Lưu Quý Kỳ, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Huyền Tuân, PhanVăn Vịnh, Vũ Tiên Hoàng, Vũ Huyền Sao, Việt Hùng, Việt Hải, Trần Văn Giàu, Đại tá Hoàng Điềm, Hoàng Trung Thông, Hồng Chuơng, Trần Hữu Thung, Cẩm Lai, Nguyễn Hữu Loan, Minh Huệ, Nguyến Sỹ Ngọc...

Làng Quần Tín còn là nơi thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả: Từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 2 năm 1951, gia đình Hoàng thân Xu - Va - Nu - Vông đã đuợc bà con trong làng che chở, bảo vệ an toàn trong thời gian lưu trú tại làng. Có thể nói tấm lòng của bà con nhân dân làng Quần Tín đã thể hiện nghĩa tình thuỷ chung của mối tình truyền thống hữu nghị Việt Lào anh em.

Căn cứ vào các tiêu chí và giá trị của di tích. Ngày 31 tháng 1 năm 2013, Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh hoáđã ký Quyết định số 418- Bằng xếp hạng Di tích Cấp tỉnh - Địa điểm khu lưu niệm Hội Văn nghệ Việt Nam (thời kỳ 1947 – 1954) làng Quần Tín thuộc di tích lịch sử các mạng.

Ngày 10 tháng giêng - ngày hội truyền thống của làng (ngày 19/2/2013), Đảng bộThọ Cường và nhân dân làng Quần Tín, long trọng tổ chức lể đón nhận Bằng di tích lịch sử cách mạng, có các đồng chí đại diện cho các cấp huyện, tỉnh, Trung ương Hội Văn học Nghệ thuật về dự, là niềm tin, là bước khởi đầu cho tiếp tục nhiệm vụ tiếp theo là đề nghị xếp hạng công nhận di tích cấp quốc gia và cho xây dựng các công trình xứng tầm với khu di tích làm cơ sở để lưu danh các thế hệ đi trước, giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.

II. CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ.

1. Lịch sử hình thành làng xã.

Quá trình hình thành làng là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc dã để tồn tại và phát triển. Trong cuộc đấu tranh ấy, nhân dânThọ Dân đã bồi đắp và sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hoá, cốt cách của người Triệu Sơn hôm nay.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các đơn vị dân cư ởThọ Dân đã nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Thọ Xuân - Triệu Sơn.

Cho đến nay chưa tìm được tư liệu ghi chép cư dân đầu tiên đến cư trú ởThọ Dân vào thời gian nào. Tuy nhiên, trong dân gia vẫn lưu truyền câu truyện: đầu thế kỉ XV, Lê Lợi hành quân qua và nghỉ lại ở làng Quần Tín, được thành hoàng làng báo mộng chỉ hướng cho nghĩa quân đi. Quả nhiên, trận ấy thắng lớn. Bỏ qua mọi yếu tố tâm linh, thần bí, có thể suy đoán rằng, cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, khu vực này đã hình thành làng tương đối sầm uất. Theo truyền thuyết dân gian, cũng như các cứ liệu lịch sử thì làng Quần Tín được hình thành sớm hơn cả, sau đó cộng đồng dân cư trong xã từng bước hình thành, đa số xuất phát từ “cái nôi” Quần Tín (Tam Lộng), một số khác cư dân từ nơi khác đến lập thành làng lân cận.

Theo sách Tên làng xãđầu thế kỉ XIX (Các tổng, trấn, danh, bị, lãm)(2) do triều đình nhà Nguyễn biên soạn, giai đoạn này các làng củaThọ Dân thuộc xã Tam Lộng, tổng Tam Lộng, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Thời kì này tổng Tam Lộng có 17 xã, thôn, trong đó có thôn Quần Tín, thôn Cự, thôn Sống…thuộc xã Thọ Dân ngày nay(3).

Để hiểu rõ hơn nguồn gốc hình thành cư dân nơi đây, xin được khái lược về lịch sử hình thành các làng.

Từ khóa bài viết: