Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
270008

Trồng rau bằng điện thoại thông minh

Ngày 26/04/2024 16:22:11

Những năm gần đây, thực trạng thực phẩm bẩn, cũng như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người tiêu dùng e ngại. Đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch được phát triển và nhân rộng trên khắp cả nước. Trong đó, mô hình trồng rau thủy canh đang là một xu hướng mới, được nhiều địa phương hướng đến. Đây là một mô hình nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản. Kết hợp với việc ứng dụng IoT (Internet vạn vật) vào hoạt động sản xuất rau thủy canh, người nông dân trồng rau chỉ với chiếc điện thoại thông minh ngồi thong thả ở nhà lướt mạng vẫn có thể quản lý được trang trại cách đó hàng trăm cây số.

 

Ứng dụng công nghệ b vào trồng rau thủy canh, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cho Hợp tác xã nông nghiệp Tuấn Ngọc, thành phố Thủ Đức

Được thành lập vào tháng 3 năm 2019, Hợp tác xã nông nghiệp Tuấn Ngọc do Anh Lâm Ngọc Tuấn và Anh Trần Xong Ngọc chuyên trồng các loại rau ăn lá như cải, xà lách, rau muống, và một số loại rau khác. Hiện nay Hợp tác xã Tuấn Ngọc phát triển diện tích trồng rau thủy canh hơn khoảng 1 héc-ta, cung cấp khoảng 800 ki-lô-gam đến một tấn mỗi ngày. So với trồng rau trên đất, mô hình thủy canh cho năng suất cao hơn nhiều, cụ thể, với vườn rộng 1.000 m2 trồng bằng đất năng suất chỉ đạt 10 ki-lô-gam một ngày, nhưng trồng thủy canh có thể đạt 100 ki-lô-gam mỗi ngày, tuy nhiên mô hình trồng rau thủy canh hiện tại còn tồn tại nhiều bất cập như khó kiểm soát nồng độ dinh dưỡng, pH và điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho rau.

Để thiết lập quy trình trồng tự động mang lại năng suất và chất lượng cao cho rau, đồng thời theo dõi các thông số môi trường và điều khiển các thiết bị trong nhà rau tự động mọi lúc, mọi nơi, kiểm soát rủi ro dịch bệnh, phương án khắc phục, vệ sinh hệ thống. Tháng 2 năm 2022, Hợp tác xã Tuấn Ngọc bắt đầu ứng dụng hệ thống IoT của AgriConnect (https://agriconnect.vn/) vào sản xuất rau thủy canh. Với bộ điều khiển được gắn cảm biến đến sát khu vực trồng rau, cho phép biết được nhiệt độ, độ ẩm của cây, trường hợp ánh sáng quá mạnh hay quá ít, hệ thống mái che tự động điều chỉnh, nếu độ ẩm trong không khí thấp, hệ thống tự động kích hoạt phun sương.

Toàn bộ hệ thống IoT được cài đặt chỉ số và điều khiển qua điện thoại kết nối Wifi. Nhờ ứng dụng công nghệ tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho rau sinh trưởng nên rau phát triển nhanh. Công nghệ IoT còn cho phép nông dân theo dõi hoạt động của vườn từ nhà qua máy tính hoặc điện thoại, phát hiện sớm và khắc phục vấn đề khi có sự cố.

Việc trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ IoT tại Hợp tác xã Tuấn Ngọc đã cho năng suất gấp 10 lần trồng trên đất. Đây là một trong những mô hình trồng rau thủy cảnh ứng dụng công nghệ lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng IoT đã được Hợp tác xã Tuấn Ngọc chuyển giao công nghệ cho một số nông dân ở Đồng Nai, Ninh Thuận, Long An, Bình Dương,...
Nguồn: Langso.dx.gov.vn
Cập nhật: Phạm Phượng - TV BCĐ CĐS xã

Trồng rau bằng điện thoại thông minh

Đăng lúc: 26/04/2024 16:22:11 (GMT+7)

Những năm gần đây, thực trạng thực phẩm bẩn, cũng như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người tiêu dùng e ngại. Đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch được phát triển và nhân rộng trên khắp cả nước. Trong đó, mô hình trồng rau thủy canh đang là một xu hướng mới, được nhiều địa phương hướng đến. Đây là một mô hình nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản. Kết hợp với việc ứng dụng IoT (Internet vạn vật) vào hoạt động sản xuất rau thủy canh, người nông dân trồng rau chỉ với chiếc điện thoại thông minh ngồi thong thả ở nhà lướt mạng vẫn có thể quản lý được trang trại cách đó hàng trăm cây số.

 

Ứng dụng công nghệ b vào trồng rau thủy canh, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cho Hợp tác xã nông nghiệp Tuấn Ngọc, thành phố Thủ Đức

Được thành lập vào tháng 3 năm 2019, Hợp tác xã nông nghiệp Tuấn Ngọc do Anh Lâm Ngọc Tuấn và Anh Trần Xong Ngọc chuyên trồng các loại rau ăn lá như cải, xà lách, rau muống, và một số loại rau khác. Hiện nay Hợp tác xã Tuấn Ngọc phát triển diện tích trồng rau thủy canh hơn khoảng 1 héc-ta, cung cấp khoảng 800 ki-lô-gam đến một tấn mỗi ngày. So với trồng rau trên đất, mô hình thủy canh cho năng suất cao hơn nhiều, cụ thể, với vườn rộng 1.000 m2 trồng bằng đất năng suất chỉ đạt 10 ki-lô-gam một ngày, nhưng trồng thủy canh có thể đạt 100 ki-lô-gam mỗi ngày, tuy nhiên mô hình trồng rau thủy canh hiện tại còn tồn tại nhiều bất cập như khó kiểm soát nồng độ dinh dưỡng, pH và điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho rau.

Để thiết lập quy trình trồng tự động mang lại năng suất và chất lượng cao cho rau, đồng thời theo dõi các thông số môi trường và điều khiển các thiết bị trong nhà rau tự động mọi lúc, mọi nơi, kiểm soát rủi ro dịch bệnh, phương án khắc phục, vệ sinh hệ thống. Tháng 2 năm 2022, Hợp tác xã Tuấn Ngọc bắt đầu ứng dụng hệ thống IoT của AgriConnect (https://agriconnect.vn/) vào sản xuất rau thủy canh. Với bộ điều khiển được gắn cảm biến đến sát khu vực trồng rau, cho phép biết được nhiệt độ, độ ẩm của cây, trường hợp ánh sáng quá mạnh hay quá ít, hệ thống mái che tự động điều chỉnh, nếu độ ẩm trong không khí thấp, hệ thống tự động kích hoạt phun sương.

Toàn bộ hệ thống IoT được cài đặt chỉ số và điều khiển qua điện thoại kết nối Wifi. Nhờ ứng dụng công nghệ tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho rau sinh trưởng nên rau phát triển nhanh. Công nghệ IoT còn cho phép nông dân theo dõi hoạt động của vườn từ nhà qua máy tính hoặc điện thoại, phát hiện sớm và khắc phục vấn đề khi có sự cố.

Việc trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ IoT tại Hợp tác xã Tuấn Ngọc đã cho năng suất gấp 10 lần trồng trên đất. Đây là một trong những mô hình trồng rau thủy cảnh ứng dụng công nghệ lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng IoT đã được Hợp tác xã Tuấn Ngọc chuyển giao công nghệ cho một số nông dân ở Đồng Nai, Ninh Thuận, Long An, Bình Dương,...
Nguồn: Langso.dx.gov.vn
Cập nhật: Phạm Phượng - TV BCĐ CĐS xã