Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
270008

An ninh mạng khuyến cáo người dân tránh bẫy lừa đảo trực tuyến

Ngày 25/03/2024 16:49:24

Hiện nay, tình hình tội phạm công nghệ cao diễn biến phúc tạp, không chỉ gia tăng số lượng, thủ đoạn, sự tinh mà phạm vi ảnh hưởng rộng có tính chất “xuyên biên giới”.

 Điều này đã được Thượng tá Phạm Công Hải, đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an nhấn mạnh tại họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT chiều ngày 5/10. Đồng thời, đại diện Bộ Công an cũng đề xuất các giải pháp để tăng tính hiệu quả, bảo vệ người dùng mạng trước các cuộc tấn công mạng.

Gia tăng niềm tin, bảo vệ cộng đồng, người dùng mạng

Theo Thượng tá Phạm Công Hải, các cuộc tấn công mạng người dùng phổ biến, thường vì các mục tiêu để: Lừa đảo; mua bán thông tin tài khoản ngân hàng; lôi kéo người tham gia vay tiền hoặc chơi đỏ đen trên các nền tảng di động; mua bán dữ liệu cá nhân… nhằm xâm phạm, chiếm đoạt trái phép tài sản của người dùng mạng, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật cấm hiện nay.Vì điều này, thời gian qua, Bộ Công an luôn tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, các nhà mạng viễn thông… triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giúp người dùng chủ động cảnh giác, nhận biết, ứng phó hiệu quả trước các cuộc tấn công mạng.

“Đặc biệt, Cục A05 đã phối hợp mạnh mẽ với Cục ATTT - Bộ TT&TT tăng cường công tác phòng, ngừa tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đồng thời, gừi văn bản đến các bộ, ban, ngành, địa phương trên cả nước chia sẻ các bài viết, hình ảnh về các phương thức lừa đảo phổ biến mạng hiện nay…”, Thượng tá Phạm Công Hải nhấn mạnh.

Cũng theo Thượng tá Phạm Công Hải, Cục A05 thời gian qua cũng đã chủ động triển khai hiệu quả công tác nắm tình hình, xác minh vụ việc xử lý nhanh chóng các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng an ninh mạng, hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật mạng, từ đó gia tăng môi trường an toàn, niềm tin, sự ổn định cho cộng đồng, người dùng mạng.

Những khuyến nghị đối với người dùng mạng

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho công tác an toàn, an ninh mạng, Cục A05 khuyến cáo người dùng mạng cần:

- Đề cao cảnh giác đối với các cuộc điện thoại gọi đến thông báo là đại diện các cơ quan pháp luật thông báo, yêu cầu kiểm tra các vụ án thông qua điện thoại; Thường xuyên kiểm tra, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền truy cập riêng tư trên các trang, tài khoản mạng dùng.

- Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khản ngân hàng cho các đối tượng người lạ khi chưa biết rõ về nhân thân, lai lịch, đại diện pháp nhân của đơn vị nào; Không truy cập vào các trang, đường link, tệp dữ liệu từ các địa chỉ không xác định có nguồn chính thống.

- Đặc biệt, nếu nhận được tin nhắn vay mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền hộ từ tài khoản của người thân thì cần cân nhắc tìm hiểu kỹ việc xác nhận lại các thông tin cho chính xác; không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân để mở, chuyển tiền tài khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản ngân hàng hộ đối với những người không quen biết; kiểm tra các thông tin website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, đồng thời chỉ sử dụng, truy cập các website của các doanh nghiệp, tổ chức có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận tên miền, giao thức chính thống.

“Trường hợp phát hiện thấy các dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cần nhanh chóng kịp thời báo cáo với cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết…”, Thượng tá Phạm Công Hải nhấn mạnh./.
Nguồn tin: Chuyên trang ATTTM tỉnh
Đăng tin: Phạm Phượng - BBT TTTĐT xã


 

An ninh mạng khuyến cáo người dân tránh bẫy lừa đảo trực tuyến

Đăng lúc: 25/03/2024 16:49:24 (GMT+7)

Hiện nay, tình hình tội phạm công nghệ cao diễn biến phúc tạp, không chỉ gia tăng số lượng, thủ đoạn, sự tinh mà phạm vi ảnh hưởng rộng có tính chất “xuyên biên giới”.

 Điều này đã được Thượng tá Phạm Công Hải, đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an nhấn mạnh tại họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT chiều ngày 5/10. Đồng thời, đại diện Bộ Công an cũng đề xuất các giải pháp để tăng tính hiệu quả, bảo vệ người dùng mạng trước các cuộc tấn công mạng.

Gia tăng niềm tin, bảo vệ cộng đồng, người dùng mạng

Theo Thượng tá Phạm Công Hải, các cuộc tấn công mạng người dùng phổ biến, thường vì các mục tiêu để: Lừa đảo; mua bán thông tin tài khoản ngân hàng; lôi kéo người tham gia vay tiền hoặc chơi đỏ đen trên các nền tảng di động; mua bán dữ liệu cá nhân… nhằm xâm phạm, chiếm đoạt trái phép tài sản của người dùng mạng, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật cấm hiện nay.Vì điều này, thời gian qua, Bộ Công an luôn tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, các nhà mạng viễn thông… triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giúp người dùng chủ động cảnh giác, nhận biết, ứng phó hiệu quả trước các cuộc tấn công mạng.

“Đặc biệt, Cục A05 đã phối hợp mạnh mẽ với Cục ATTT - Bộ TT&TT tăng cường công tác phòng, ngừa tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đồng thời, gừi văn bản đến các bộ, ban, ngành, địa phương trên cả nước chia sẻ các bài viết, hình ảnh về các phương thức lừa đảo phổ biến mạng hiện nay…”, Thượng tá Phạm Công Hải nhấn mạnh.

Cũng theo Thượng tá Phạm Công Hải, Cục A05 thời gian qua cũng đã chủ động triển khai hiệu quả công tác nắm tình hình, xác minh vụ việc xử lý nhanh chóng các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng an ninh mạng, hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật mạng, từ đó gia tăng môi trường an toàn, niềm tin, sự ổn định cho cộng đồng, người dùng mạng.

Những khuyến nghị đối với người dùng mạng

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho công tác an toàn, an ninh mạng, Cục A05 khuyến cáo người dùng mạng cần:

- Đề cao cảnh giác đối với các cuộc điện thoại gọi đến thông báo là đại diện các cơ quan pháp luật thông báo, yêu cầu kiểm tra các vụ án thông qua điện thoại; Thường xuyên kiểm tra, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền truy cập riêng tư trên các trang, tài khoản mạng dùng.

- Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khản ngân hàng cho các đối tượng người lạ khi chưa biết rõ về nhân thân, lai lịch, đại diện pháp nhân của đơn vị nào; Không truy cập vào các trang, đường link, tệp dữ liệu từ các địa chỉ không xác định có nguồn chính thống.

- Đặc biệt, nếu nhận được tin nhắn vay mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền hộ từ tài khoản của người thân thì cần cân nhắc tìm hiểu kỹ việc xác nhận lại các thông tin cho chính xác; không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân để mở, chuyển tiền tài khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản ngân hàng hộ đối với những người không quen biết; kiểm tra các thông tin website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, đồng thời chỉ sử dụng, truy cập các website của các doanh nghiệp, tổ chức có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận tên miền, giao thức chính thống.

“Trường hợp phát hiện thấy các dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cần nhanh chóng kịp thời báo cáo với cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết…”, Thượng tá Phạm Công Hải nhấn mạnh./.
Nguồn tin: Chuyên trang ATTTM tỉnh
Đăng tin: Phạm Phượng - BBT TTTĐT xã