Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
270008

Về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn xã Thọ Dân

Ngày 19/03/2024 10:17:18

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/03/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn huyện, ngăn chặn sự xuất hiện bệnh Dại, không để lây nhiễm sang người, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Ban PCD trên đàn gia súc, gia cầm thông qua các nội dung chỉ đạo cảu Chủ tịch UBND huyện về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn xã Thọ Dân và trích dẫn các hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật, tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

          Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, năm 2023 có hơn nửa triệu người bị chó dại cắn bệnh Dại đã làm 82 người chết trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022) nhiều nhất là các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên. Hàng năm phải chi phí trên nghìn tỉ đồng để điều trị bệnh dại. Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/02/2024 cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh thành phố và làm 18 ca tử vong trên người ở 14 tỉnh, thành phố (tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023); số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới 70.000 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

          Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những tháng cuối năm 2023 đầu năm 2024 xảy ra 4 ổ dịch Dại động vật làm chết 02 người và 86 người bị phơi nhiễm, hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại gây hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân.

          Một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng là do: (1) chưa quản lý được đàn chó, mèo, tình trạng chó thả dông còn phổ biến; (2) công tác rà soát thống kê đàn chó, mèo tại các địa phương chưa chính xác, chênh lệch rất lớn so với thực tế tổng đàn hiện có, dẫn đến tỉ lệ đàn chó, mèo được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại đạt tỷ lệ thấp so với tổng đàn chó, mèo thực tế; (3) công tác thông tin tuyên truyền về bệnh Dại chưa thường xuyên, liên tục, chưa hiệu quả; (4) virus dại còn lưu hành trên động vật; (5) chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý nuôi chó, hộ không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại; (6) việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; (7) lực lượng thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn; (8) nhận thức của một số bộ phận người dân về mức độ nguy hiểm và các quy định về phòng, chống bệnh Dại chưa cao.

          Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/03/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn huyện, ngăn chặn sự xuất hiện bệnh Dại, không để lây nhiễm sang người, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu:

          1.  - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn.

          - Tập trung nguồn lực thực hiện quyết liệt “Năm cao điểm tiêm phòng vắcxin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn” đúng theo các nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/03/2024 về việc thực hiện 2 nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Thông báo số 94/TB-UBND ngày 06/3/2024 của UBND huyện về kết luận của đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện tại hội nghị triển khai "Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo"; kế hoạch tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 và giao ban sản xuất vụ Xuân năm 2024; Công văn số 185/UBND-NN ngày 12/01/2024 của UBND huyện về việc tập trung tổ chức “Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2024"; chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, kinh phí, các giải pháp cụ thể tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn đảm bảo đạt 100% diện tiêm xong trước ngày 25/3/2024.

           - Thường xuyên tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi chó, số chó, mèo ở từng thôn, xóm, khu phố; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; thành lập các đội xử lý chó thả rông, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

          - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức (tờ rơi, hội nghị tập huấn, trên hệ thống loa phát thanh…) trong cộng đồng dân cư, các trường học về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp phòng chống bệnh Dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại; tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng và “Cộng đồng chung tay phòng chống bệnh Dại”; khuyến khích người dân tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền địa phương, thú y viên, khuyến nông viên, và y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời; vận động, hướng dẫn người bị chó cắn, mèo cào… đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý vết thương, điều trị dự phòng kịp thời.

          - Cán bộ thú y cơ sở kịp thời báo cáo thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn.

          - Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, mèo về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

          - Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tiến độ, kết quả tiêm phòng vắc xin về UBND huyện (qua phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp) để tổng hợp để báo cáo tỉnh. Vậy Ban VHTT, thông báo đến mọi người dân được biết để thực hiện, tiếp theo mời bà con nhân dân nghe trích dẫn Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
 Mục 1. Vi phạm về phòng bệnh động vật:   

          Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật

          1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

          2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

          b) Không báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người.

          3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm.

          4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết quả xét nghiệm xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.

          5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

          6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;

          b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.

          7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây để phòng bệnh động vật:

          a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          b) Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng;

          c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y;

          d) Sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế.

          8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật.

          9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

          10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.

          Điều 6. Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật

          1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

          2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy với mục đích trục lợi;

          b) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi;

          c) Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã.

          3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và sản phẩm của chúng qua vùng có dịch bệnh động vật mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền nơi có dịch.

          4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật;

          b) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

          5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.Bổ sung

          6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc giết mổ động vật và xử lý nhiệt sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật và chất thải của động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

          Tiểu mục 2. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

          Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

          1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

          2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

          b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

          3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.

          4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

         

          b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

          5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.

          6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.

          7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

          b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

          8. Hình thức xử phạt bổ sung:

          Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

          9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

          Điều 8. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn

          1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch, vùng có dịch.

          2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;

          b) Không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác tại vùng có dịch.

          3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở đã được giám sát dịch bệnh động vật không tuân thủ tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

          4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Giết mổ, lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật dễ nhiệm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

          b) Dừng phương tiện vận chuyển động vật hoặc thả động vật xuống vùng có dịch trong khi chỉ được phép đi qua;

          c) Không thực hiện xử lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau giết mổ đối với cơ sở giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc;

         

          d) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

          đ) Giết mổ, xử lý động vật, xác động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

          5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;

          b) Mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

          c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy;

          d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.Bổ sung

          6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trên lãnh thổ Việt Nam động vật mẫn cảm với dịch bệnh đang xảy ra ở nước có chung đường biên giới và sản phẩm của chúng.Bổ sung

          7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trên lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh với bệnh dịch đang xảy ra ở nước có chung đường biên giới và sản phẩm của chúng.Bổ sung

          8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.

         Ban VHTT vừa thông qua các nội dung về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn xã Thọ Dân và trích dẫn các hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật, tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.  Kính mong bà con nhân dân thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật trong cộng đồng.

           Đăng tin: Phạm Phượng - Thành viên BCĐ PCD trên ĐGSGC

 

Về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn xã Thọ Dân

Đăng lúc: 19/03/2024 10:17:18 (GMT+7)

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/03/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn huyện, ngăn chặn sự xuất hiện bệnh Dại, không để lây nhiễm sang người, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Ban PCD trên đàn gia súc, gia cầm thông qua các nội dung chỉ đạo cảu Chủ tịch UBND huyện về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn xã Thọ Dân và trích dẫn các hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật, tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

          Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, năm 2023 có hơn nửa triệu người bị chó dại cắn bệnh Dại đã làm 82 người chết trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022) nhiều nhất là các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên. Hàng năm phải chi phí trên nghìn tỉ đồng để điều trị bệnh dại. Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/02/2024 cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh thành phố và làm 18 ca tử vong trên người ở 14 tỉnh, thành phố (tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023); số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới 70.000 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

          Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những tháng cuối năm 2023 đầu năm 2024 xảy ra 4 ổ dịch Dại động vật làm chết 02 người và 86 người bị phơi nhiễm, hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại gây hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân.

          Một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng là do: (1) chưa quản lý được đàn chó, mèo, tình trạng chó thả dông còn phổ biến; (2) công tác rà soát thống kê đàn chó, mèo tại các địa phương chưa chính xác, chênh lệch rất lớn so với thực tế tổng đàn hiện có, dẫn đến tỉ lệ đàn chó, mèo được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại đạt tỷ lệ thấp so với tổng đàn chó, mèo thực tế; (3) công tác thông tin tuyên truyền về bệnh Dại chưa thường xuyên, liên tục, chưa hiệu quả; (4) virus dại còn lưu hành trên động vật; (5) chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý nuôi chó, hộ không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại; (6) việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; (7) lực lượng thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn; (8) nhận thức của một số bộ phận người dân về mức độ nguy hiểm và các quy định về phòng, chống bệnh Dại chưa cao.

          Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/03/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn huyện, ngăn chặn sự xuất hiện bệnh Dại, không để lây nhiễm sang người, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu:

          1.  - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn.

          - Tập trung nguồn lực thực hiện quyết liệt “Năm cao điểm tiêm phòng vắcxin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn” đúng theo các nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/03/2024 về việc thực hiện 2 nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Thông báo số 94/TB-UBND ngày 06/3/2024 của UBND huyện về kết luận của đồng chí Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện tại hội nghị triển khai "Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo"; kế hoạch tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 và giao ban sản xuất vụ Xuân năm 2024; Công văn số 185/UBND-NN ngày 12/01/2024 của UBND huyện về việc tập trung tổ chức “Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2024"; chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, kinh phí, các giải pháp cụ thể tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn đảm bảo đạt 100% diện tiêm xong trước ngày 25/3/2024.

           - Thường xuyên tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi chó, số chó, mèo ở từng thôn, xóm, khu phố; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; thành lập các đội xử lý chó thả rông, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

          - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức (tờ rơi, hội nghị tập huấn, trên hệ thống loa phát thanh…) trong cộng đồng dân cư, các trường học về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp phòng chống bệnh Dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại; tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng và “Cộng đồng chung tay phòng chống bệnh Dại”; khuyến khích người dân tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền địa phương, thú y viên, khuyến nông viên, và y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời; vận động, hướng dẫn người bị chó cắn, mèo cào… đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý vết thương, điều trị dự phòng kịp thời.

          - Cán bộ thú y cơ sở kịp thời báo cáo thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn.

          - Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, mèo về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

          - Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tiến độ, kết quả tiêm phòng vắc xin về UBND huyện (qua phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp) để tổng hợp để báo cáo tỉnh. Vậy Ban VHTT, thông báo đến mọi người dân được biết để thực hiện, tiếp theo mời bà con nhân dân nghe trích dẫn Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
 Mục 1. Vi phạm về phòng bệnh động vật:   

          Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật

          1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

          2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

          b) Không báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người.

          3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm.

          4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết quả xét nghiệm xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.

          5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

          6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;

          b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.

          7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây để phòng bệnh động vật:

          a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          b) Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng;

          c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y;

          d) Sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế.

          8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật.

          9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

          10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.

          Điều 6. Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật

          1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

          2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy với mục đích trục lợi;

          b) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi;

          c) Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã.

          3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và sản phẩm của chúng qua vùng có dịch bệnh động vật mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền nơi có dịch.

          4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật;

          b) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

          5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.Bổ sung

          6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc giết mổ động vật và xử lý nhiệt sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật và chất thải của động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

          Tiểu mục 2. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

          Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

          1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

          2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

          b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

          3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.

          4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

         

          b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

          5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.

          6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.

          7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

          b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

          8. Hình thức xử phạt bổ sung:

          Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

          9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

          Điều 8. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn

          1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch, vùng có dịch.

          2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;

          b) Không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác tại vùng có dịch.

          3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở đã được giám sát dịch bệnh động vật không tuân thủ tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

          4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Giết mổ, lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật dễ nhiệm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

          b) Dừng phương tiện vận chuyển động vật hoặc thả động vật xuống vùng có dịch trong khi chỉ được phép đi qua;

          c) Không thực hiện xử lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau giết mổ đối với cơ sở giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc;

         

          d) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

          đ) Giết mổ, xử lý động vật, xác động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

          5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

          a) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;

          b) Mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

          c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy;

          d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.Bổ sung

          6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trên lãnh thổ Việt Nam động vật mẫn cảm với dịch bệnh đang xảy ra ở nước có chung đường biên giới và sản phẩm của chúng.Bổ sung

          7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trên lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh với bệnh dịch đang xảy ra ở nước có chung đường biên giới và sản phẩm của chúng.Bổ sung

          8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

          b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.

         Ban VHTT vừa thông qua các nội dung về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn xã Thọ Dân và trích dẫn các hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật, tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.  Kính mong bà con nhân dân thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật trong cộng đồng.

           Đăng tin: Phạm Phượng - Thành viên BCĐ PCD trên ĐGSGC